Quy Trình Sản Xuất Nhựa Diễn Ra Như Thế Nào?

5/5 - (1 bình chọn)

Nhựa là vật liệu phổ biến để sản xuất các chi tiết và sản phẩm cuối cùng. Từ các đồ gia dụng hàng ngày cho đến thiết bị y tế. Nhựa được xem là vật liệu đa năng với rất nhiều loại nhựa. Mỗi loại sẽ có đặc tính cơ học khác nhau. Vậy quá trình sản xuất nhựa diễn ra như thế nào?

Hiện nay, có rất nhiều quy trình sản xuất nhựa được phát triển và ứng dụng để cho ra nhiều hình dạng, loại nhựa khác nhau. Đối với bất cứ kỹ sư nào trong nghiên cứu phát triển sản phẩm, am hiểu các quy trình sản xuất và phát triển cách thức sản xuất trong tương lai.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin tổng quan về các quy trình sản xuất nhựa phổ biến. Qua đó, hướng dẫn bạn lựa chọn quy trình sản xuất tốt nhất cho sản phẩm của mình!

Cách chọn quy trình sản xuất nhựa phù hợp

Một số yếu tố cần được xem xét khi lựa chọn quy trình sản xuất nhựa:

  • Kiểu dáng: Các bộ phận của sản phẩm có thiết kế phức tạp hay chi tiết nhỏ hay không? Tùy thuộc vào hình dáng thiết kế sản phẩm mà chọn quy trình sản xuất sẽ quyết định sự hạn chế hay tối ưu hóa. Quy trình sản xuất phù hợp cũng giải quyết bài toán chi phí hiệu quả.
  • Khối lượng/chi phí: Tổng số/khối lượng sản phẩm dự định sản xuất mỗi năm. Một số quy trình sản xuất đưa ra chi phí ban đầu cho máy móc, quy trình. Nhưng khi sản xuất các bộ phận có giá rẻ hơn nếu tính theo từng bộ phận. Ngược lại, quy trình sản xuất  khối lượng thấp sẽ có chi phí đầu vào thấp. Nhưng chu kỳ chậm hơn, ít tự động hóa, cần nhiều lao động chân tya thì chi phí mỗi bộ phận cũng không thay đổi.
  • Thời gian hoàn thành: Bạn cần sản xuất các bộ phận, thành phẩn nhanh chóng? Một số quy trình tạo các các chi tiết bộ phận trong 24 tiếng. Trong khi đó, có những bộ phận gia công với quy trình sản xuất khối lượng lớn phải mất nhiều tháng.
  • Chất liệu sản xuất: Sản phẩm của bạn cần chịu được những tác động nào? Vật liệu tối ưu cho sản phẩm được xác định bởi một vài yếu tố. Chi phí cần được cân bằng với chức năng, tính thẩm mỹ. Cân nhắc các đặc điểm lý tưởng của sản phẩm để lựa chọn một quy trình sản xuất phù hợp nhất.
Chọn quy trình sản xuất nhựa thật phù hợp

Chọn quy trình sản xuất nhựa thật phù hợp

Các loại nhựa phổ biến hiện nay

Có hàng ngàn loại nhựa với thành phần hóa học, dẫn xuất và phụ gia khác nhau để đáp ứng các tính năng, thẩm mỹ của sản phẩm. Quá trình tìm kiếm vật liệu nhựa phù hợp với sản phẩm trở nên đơn giản khi nhựa được phân loại. Trong đó, có 2 loại nhựa chính là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn.

Nhựa nhiệt dẻo

Nhựa nhiệt dẻo là loại nhựa phổ biến nhất. Đặc điểm khác biệt của nhựa nhiệt dẻo so với nhựa nhiệt rắn là ở quy trình nóng chảy và hóa rắn mà không suy giảm. Nhựa nhiệt dẻo thường ở dạng viên nhỏ hoặc tấm được đun nóng chảy và tạo hình theo mong muốn bằng các quy trình khác nhau. Quá trình này có thể đảo ngược vì không có liên kết hóa học xảy ra. Điều này giúp tái chế, nấu chảy nhựa trở nên khả thi hơn.

Nhựa nhiệt dẻo

Nhựa nhiệt dẻo

Các loại nhựa dẻo phổ biến phải kể đến như:

  • Acrylic (PMMA)
  • Acrylonitrile butadien styren (ABS)
  • Polyamit (PA)
  • Axit polylactic (PLA)
  • Polycarbonate (PC)
  • Polyether ether ketone (PEEK)
  • Polyetylen (PE)
  • Polypropylen (PP)
  • Polyvinyl clorua (PVC)

Nhựa nhiệt rắn

Ngược lại với nhựa nhiệt dẻo, nhựa nhiệt rắn ở trạng thái rắn vĩnh viễn sau quá trình lưu hóa. Các polyme trong vật liệu nhựa nhiệt rắn liên kết chéo trong quá trình lưu hóa tạo ra bởi nhiệt, ánh sáng, bức xạ thích hợp. Quá trình lưu hóa này tạo thành một liên kết hóa học không thể nào đảo ngược.

Nhựa nhiệt rắn phân hủy khi được đun nóng và không thể tái tạo khi làm lạnh. Nhựa nhiệt rắn sẽ không thể tái chế.

Nhựa nhiệt rắn

Nhựa nhiệt rắn

Các loại nhựa nhiệt rắn phổ biến:

  • Este xyanat
  • Epoxy
  • Polyester
  • Polyurethane
  • Silicon
  • Cao su lưu hóa

Phân loại quy trình sản xuất nhựa

Có nhiều loại quy trình sản xuất nhựa gồm: In 3d, Cơ khí CNC, Đúc Polymer, Đúc quay, Ép đùn, thổi khuôn,…

1. Quy trình sản xuất nhựa công nghệ in 3D

Máy in 3D tạo ra các chi tiết ba chiều trực tiếp từ các mô hình CAD. Bằng cách xây dựng vật liệu từng lớp cho đến khi hình thành một chi tiết hoàn chỉnh.

Quy trình sản xuất nhựa công nghệ in 3D

Quy trình sản xuất nhựa công nghệ in 3D

Quy trình sản xuất

1. Cài đặt máy in: Máy tính sẽ được cài đặt phần mềm in. Phần mền này dùng để định hướng, bố trí các mô hình chi tiết của máy in. Thêm đó, máy in sẽ có các trục hỗ trợ khi cần thiết và cắt mô hình theo các lớp.

2. Tiến hành in:  Quá trình in phụ thuộc vào  loại công nghệ in 3D : công nghệ lắng đọng nóng chảy (FDM) làm nóng chảy hạt nhựa, công nghệ quang trùng hợp (SLA) làm đông cứng nhựa lỏng và công nghệ thiêu kết laser chọn lọc (SLS) làm nóng chảy nhựa ở dạng bột.

3. Hậu xử lý:  Khi quá trình in hoàn tất, các bộ phận được lấy ra khỏi máy in, làm sạch hoặc rửa sạch, xử lý sau (tùy thuộc vào công nghệ) và tháo bỏ các cấu trúc hỗ trợ (nếu có).

Vì máy in 3D không yêu cầu thời gian thiết lập tối thiểu cho một thiết kế mới. Nên chi phí sản xuất một sản phẩm thường nhỏ hơn so với các quy trình sản xuất truyền thống.

Quá trình in 3D thường chậm hơn và đòi hỏi nhiều nhân công hơn so với các quy trình sản xuất hàng loạt.

Khi công nghệ in 3D được cải thiện, chi phí cho mỗi sản phẩm tiếp tục giảm, mở ra nhiều ứng dụng có chi phí thấp đến trung bình.

Trong khi hầu hết các quy trình sản xuất nhựa đều yêu cầu máy móc công nghiệp đắt tiền, cơ sở vật chất chuyên dụng và người vận hành lành nghề, thì in 3D cho phép các công ty dễ dàng tạo ra các bộ phận và nguyên mẫu nhựa ngay tại đơn vị.

Hệ thống in 3D để bàn hoặc để bàn nhỏ gọn  dùng để tạo ra các bộ phận bằng nhựa có giá cả phải chăng. Thiết bị chiếm rất ít không gian và không cần kỹ năng đặc biệt. Cho phép các kỹ sư, nhà thiết kế và nhà sản xuất chuyên nghiệp đẩy nhanh chu kỳ sản xuất từ ​​nhiều ngày hoặc nhiều tuần xuống còn vài giờ.

Nguyên vật liệu

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy in 3D và công nghệ in 3D được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm nhựa. Nguyên vật liệu in 3D tùy thuộc vào công nghệ sẽ có sự khác biệt.

  • Công nghệ in FDM: Các loại nhựa nhiệt dẻo, điển hình là ABS và PLA.
  • Công nghệ SLA: Nhựa nhiệt rắn.
  • Công nghệ laser SLS:  Nhựa nhiệt dẻo, phổ biến là nylon và các vật liệu tổng hợp của nylon.

2. Quy trình sản xuất nhựa Cơ khí CNC

Gia công CNC bao gồm máy phay, máy tiện và các quy trình cắt gọt khác được điều khiển bằng máy tính. Các quy trình này bắt đầu bằng các khối, thanh hoặc thanh kim loại hoặc nhựa rắn được định hình bằng cách loại bỏ vật liệu thông qua quá trình cắt, khoan, khoan và mài.

Không giống như hầu hết các quy trình sản xuất nhựa khác, gia công CNC là một quy trình “giảm dần” vật liệu. Trong đó vật liệu được loại bỏ bằng bộ phận cố định (phay) hoặc bộ phận dùng dao quay để loại bỏ phần thừa (máy tiện).

Gia công CNC các sản phẩm nhựa

Gia công CNC các sản phẩm nhựa

Quy trình sản xuất

1. Thiết lập thiết bị:  Máy CNC đòi hỏi một bước trung gian là tạo và xác thực đường chạy dao (CAD đến CAM). Đường chạy dao kiểm soát nơi các công cụ cắt di chuyển, ở tốc độ nào và bất kỳ sự thay đổi công cụ nào.

2. Gia công: Mô hình CAD 3D được tạo với độ chính xác cao.  Tùy thuộc vào hình dạng mong muốn của sản phẩm cuối cùng, phôi có thể cần được đặt và cố định ở vị trí mới để đầu dao có thể tiếp cận các khu vực. Khởi động chương trình gia công và giám sát quy trình này.

3. Xử lý sau gia công: Sau khi sản xuất, sản phẩm được làm sạch và mài giũa, cắt gọt, đánh bóng…

Gia công CNC là giải pháp lý tưởng cho các chi tiết nhựa nhỏ, nhẹ, yêu cầu dung sai chặt chẽ và khó tạo khuôn. Các ứng dụng điển hình như tạo mẫu, các bộ phận như ròng rọc, bánh răng, …

Gia công CNC có chi phí thiết lập từ thấp đến trung bình. Cho phép sản xuất các bộ phận nhựa chất lượng cao với thời gian thực hiện ngắn từ nhiều loại vật liệu.

Quy trình gia công CNC có nhiều hạn chế về hình dạng chi tiết hơn so với in 3D. Với gia công CNC, chi phí cho mỗi chi tiết tăng theo độ phức tạp của chi tiết. Các vết cắt, đường cắt và nhiều chi tiết đều góp phần làm tăng chi phí sản xuất.

Quy trình gia công CNC yêu cầu tiếp cận dụng cụ và một số hình học nhất định, như các rãnh bên trong cong, rất khó hoặc không thể sản xuất bằng các phương pháp sản xuất thông thường.

Nguyên vật liệu

Hầu hết các loại nhựa cứng đều có thể được gia công CNC với độ khó khác nhau. Nhựa nhiệt rắn mềm hơn đòi hỏi phải có dụng cụ chuyên dụng để hỗ trợ các bộ phận trong quá trình gia công nhựa. Quá trình có thể mài mòn và giảm tuổi thọ dụng cụ cắt.

Một số loại nhựa thường được gia công là:

  • Acrylic (PMMA)
  • Acrylonitrile butadien styren (ABS)
  • Nylon polyamide (PA)
  • Axit polylactic (PLA)
  • Polycarbonate (PC)
  • Polyether ether ketone (PEEK)
  • Polyetylen (PE)
  • Polypropylen (PP)
  • Polyvinyl clorua (PVC)
  • Polycarbonate (PC)
  • Polystyren (PS)
  • Polyoxymetylen (POM)

3.  Đúc nhựa

Trong đúc nhựa, nhựa lỏng hoặc cao su sẽ lấp đầy khuôn, phản ứng hóa học và đông đặc. Các loại nhựa điển hình để đúc bao gồm polyurethane, epoxy, silicone và acrylic.

Công nghệ đúc nhựa

Công nghệ đúc nhựa

Quy trình sản xuất

1. Chuẩn bị khuôn:  Khuôn được phủ một chất chống dính để tạo điều kiện cho việc tháo khuôn và thường được làm nóng trước đến nhiệt độ cụ thể của vật liệu.

2. Đúc:  Nhựa tổng hợp được trộn với chất đóng rắn và đổ hoặc phun vào khuôn, khi đó nhựa sẽ lấp đầy khoang khuôn.

3. Hóa cứng:  Việc đúc hóa cứng trong khuôn cho đến khi nó cứng lại (làm nóng khuôn có thể đẩy nhanh thời gian hóa cứng đối với một số polyme nhất định).

4. Tháo khuôn:  Khuôn được mở ra và phần đã bảo dưỡng được lấy ra.

5. Cắt gọt:  Các thành phẩm đúc như gờ, rãnh và đường nối được cắt hoặc chà nhám.

Khuôn mềm làm từ cao su latex hoặc cao su silicon lưu hóa ở nhiệt độ phòng (RTV) có giá thành rẻ hơn so với khuôn cứng. Nhưng chỉ có thể sản xuất một số lượng hạn chế (khoảng 25 đến 100) sản phẩm đúc vì phản ứng hóa học của urethane, epoxy, polyester và acrylic làm hỏng bề mặt khuôn.

Khuôn silicon RTV có thể tái tạo ngay cả những chi tiết nhỏ nhất, tạo ra các bộ phận đúc chất lượng cao.  In 3D lập thể  là một cách thông dụng để tạo sản phẩm trực tiếp từ thiết kế CAD. Một phần là do độ phân giải cao và khả năng tạo ra các tính năng tinh xảo tương tự.

Đúc nhựa là công nghệ tương đối rẻ, cần ít đầu tư ban đầu. Nhưng nhựa nhiệt rắn để đúc thường đắt hơn so với các loại nhựa nhiệt dẻo khác. Đồng thời, bộ phận đúc đòi hỏi nhiều nhân công để xử lý về sau. Do đó, chi phí cuối cùng để đúc nhựa thường coa hơn so với các phương pháp sản xuất tự động như đúc phun.

Đúc nhựa thường được sử dụng để tạo mẫu, sản xuất số lượng ít. Đặc biệt, công nghệ được ứng dụng cho lĩnh vực nha khoa và trang sức.

Nguyên vật liệu

  • Polyurethane
  • Epoxy
  • Polyether
  • Polyester
  • Acrylic
  • Silicon

4. Đúc quay

Đúc quay là phương pháp đúc rỗng dành cho các loại nhựa dẻo. Hiện nay, đúc quay cũng được wusng dụng cho nhựa nhiệt rắn nhưng ít phổ biến hơn.

Quy trình sản xuất

1.  Cấp nguyên liệu: Bột nhựa được đưa vào khoang của khuôn. Sau đó lắp các bộ phận còn lại của khuôn và đóng khoang trước khi gia nhiệt.

2. Gia nhiệt: Khuôn được nung nóng khiến bột nhựa chảy ra và bám thành khuôn. Khuôn được quay dọc theo hai trục để đảm bảo nhựa phủ khuôn được đồng đều

3. Làm mát: Khuôn đúc được làm nguội từ từ trong khi vẫ chuyển động để đảm bảo phần vỏ của chi tiết nhựa không bị biến dạng hoặc xẹp xuống trước khi đông cứng hoàn toàn.

4. Mài giũa: Sản phẩm thô được tháo khỏi khuôn và mài cắt phần thừa.

Kỹ thuật đúc quay ít tốn chi phí thiết bị hơn các kỹ thuật đúc khác. Bởi quá trình sử dụng lực ly tâm chứ không cần đến áp suất. Khuôn đúc gia công từ CNC hoặc tạo hình bằng nhôm chi phí thấp.

Kỹ thuật đúc quay sản xuất bồn nhựa

Kỹ thuật đúc quay sản xuất bồn nhựa

Công nghệ sản xuất nhựa đúc quay tạo ra các bộ phận có độ dày đồng đầu. Sau khi thiết lập quy trình thì chi phí sản xuất từng chi tiết sẽ thấp hơn. Kỹ thuật này cho phép cho các thành phần vào từ trước như sợi kim loại, ống bên trong vào khuôn.

Những điều trên làm cho đúc quay trở nên lý tưởng cho việc sản xuất sản lượng thấp. Các sản phẩm đúc quay phổ biến phải kể đến như: Bồn chứa, phao, thùng chứa đồ, đồ chơi, mũ bảo hiểm, xuồng, thuyền,…

Tuy vậy, đúc quay có một vài hạn chế về thiết kế, dung sai sản phẩm không được chặt che. Bởi toàn bộ khuôn phải gia nhiệt và làm mát nên chu kỳ kéo dài, tốn nhiều công. Sẽ khó ứng dụng với khối lượng sản phẩm lớn.

Nguyên vật liệu

Vật liệu phổ biến nhất cho đúc quay là polyethylene (PE). PE được sử dụng trong 80% các ứng dụng. Lý do vì PE có thể dễ dàng nghiền thành bột ở nhiệt độ phòng.

Các loại nhựa được đúc quay thường bao gồm:

  • Polyetylen
  • Polypropylen
  • Polyvinyl clorua
  • Nylon
  • Polycarbonate

5. Công nghệ Ép chân không

Ép chân không là phương pháp sản xautas nhựa. Theo đó, nhựa được nung nóng chảy và tạo hình bằng khuôn. Máy ép chân không có kích thước và độ phức tạp đa dạng. Từ thiết bị giá rẻ đến máy móc công nghiệp tự động.

Quy trình sản xuất

1. Cố định: Tấm nhựa được cố định vào khung.

2. Gia nhiệt: Khung được di chuyển đến gần bộ phần làm nóng để tấm nhựa dẻo và mềm đi.

3. Ép chân không: Khung hạ xuống, nhựa được kéo căng trên khuôn. Môi trường chân không được kích hoạt để hút toàn bộ khí ra khỏi lớp nhựa và khuôn để tạo hình chi tiết.

4. Làm mát và tháo khuôn: Chi tiết đã được tạo hình sẽ được làm mát để tháo ra. Hệ thống làm mát gồm quạt và phu sương.

5. Cắt gọt: Khi chi tiết được tháo rời khỏi khuôn thì máy CNC sẽ cắt gọt phần thừa.

Thiết bị ép chân không có chi phí thấp hơn các thiết bị đúc nhựa vận hành nhờ lực và áp suất. Khuôn ép được làm từ gỗ, thạch cao, nhựa in 3D để sản xuất bộ phận nhanh chóng. Để đáp ứng khối lượng sản xuất lớn thì nhà sản xuất cần dùng khuôn kim loại bền hơn.

Công nghệ sản xuất nhựa ép chân không

Công nghệ sản xuất nhựa ép chân không

Sự phát triển của các loại máy tạo hình nhựa ép chân không và khả năng tự động hóa cao cho phép tạo hình bất cứ ứng dụng nào từ nguyên mẫu tới sản xuất hàng loạt. Tuy vậy, quy trình sản xuất nhựa này cho phép định hình hạn chế, sản xuất các bộ phận mỏng, kết cấu hình học đơn giản.

Các bộ phận tạo hình bằng ép chân không thường là thân thuyền, tấm lót cửa ô tô,…

Nguyên vật liệu

Hầu hết các loại nhựa nhiệt dẻo có thể được sử dụng để tạo hình bằng kỹ thuật sản xuất nhựa ép chân không, mang lại sự linh hoạt trong việc lựa chọn vật liệu.

Các loại nhựa thường được sử dụng để ép chân không bao gồm:

  • Acrylic (PMMA)
  • Acrylonitrile butadien styren (ABS)
  • Polyetylen terephthalate glycol (PETG)
  • Polystyren (PS)
  • Polycacbonat (PC)
  • Polypropylen (PP)
  • Polyetylen (PE)
  • Polyvinyl clorua (PVC)

6.   Ép phun

Ép phun là phương pháp sản xuất nhựa phổ biến được sử dụng để tạo ra các bộ phận có hình dáng phức tạp và yêu cầu độ chính xác cao. Phương pháp này hoạt động bằng cách bơm nhựa nhiệt dẻo đang nóng chảy vào khuôn.

Quy trình sản xuất

1. Cài đặt khuôn: Các bộ phận bên trong được lắp bằng tay hoặc robot. Sau đó, khuôn được đóng lại bằng máy ép thủy lực.

2. Ép nhựa: Các hạt nhựa được nấu chảy và đùn qua buồng nung nóng.

3. Đúc: Nhựa nóng chảy đi vào khuôn.

4. Làm nguội và tháo khuôn: Chi tiết nhựa được làm nguội để định hình sao đó tháo rời khuôn bằng tay hoặc khí nén.

5. Xử lý cắt gọt: Các đường rãnh, gân chi tiết thừa được xử lý, cắt gọn để hoàn thiện sản phẩm.

Khuôn ép phun khá phức tạp và phải đáp ứng dung sai để tạo thành phẩm chất lượng. Bởi liên quan đến nhiệt độ và áp suất cao nên khuôn thường được gia công bằng kim loại hoặc thép cứng. Khuôn nhôm mềm, rẻ hơn nhưng lại nhanh mòn. Do đó, khuôn nhôm được dùng cho những đợt sản xuất vừa phải, không quá nhiều.

Công nghệ sản xuất nhựa ép phun hiện đại

Công nghệ sản xuất nhựa ép phun hiện đại

Công nghệ sản xuất nhựa ép phun ứng dụng cho các sản phẩm cực kỳ phức tạp. Công nghệ tuân thủ theo thiết kế để sản xuất DFM duy trì mức chi phí vừa phải. Để tạo khuôn mới cho ép phun có thể kéo dài nhiều tháng với chi phí cao.

Dù chi phí ban đầu cao nhưng chu kỳ sản xuất diễn ra chỉ mất vài giây. Do đó, chi phí xản xuất các bộ phận có thể thấp hơn nhiều so với các quy trình sản xuất nhựa khác.

Nguyên vật liệu

Ép phun có thể được thực hiện với hầu hết mọi loại nhựa nhiệt dẻo. Một phương pháp tương tự được gọi là ép phun phản ứng (RIM) được sử dụng để sản xuất các bộ phận từ nhựa nhiệt rắn.

Các loại nhựa thường được sử dụng trong ép phun bao gồm:

  • Acrylic (PMMA)
  • Acrylonitrile butadien styren (ABS)
  • Polyamit (PA)
  • Polyetylen terephthalate glycol (PETG)
  • Polystyren (PS)
  • Polycacbonat (PC)
  • Polypropylen (PP)
  • Polyetylen (PE)
  • Polyvinyl clorua (PVC)

7. Ép đùn

Quá trình ép đùn diễn ra bằng cách đưa nhựa qua khuôn. Hình dạng của khuôn là mặt cắt ngang của thành phẩm cuối cùng.

Quy trình sản xuất

1. Đùn nhựa:  Nhựa được nung nóng và đẩy qua buồng gia nhiệt bằng trục vít.

2. Đúc nhựa:  Nhựa được ép qua khuôn để tạo ra hình dạng cuối cùng của bộ phận.

3. Làm mát:  Nhựa ép đùn được làm mát.

4. Cắt hoặc cuộn:  Sản phẩm được cuộn hoặc cắt thành từng đoạn dài.

Máy ép đùn tương đối rẻ so với các máy công nghiệp khác như CNC hoặc ép phun. Vì nó ít phức tạp hơn và không yêu cầu độ chính xác cao. Do hình dạng đơn giản, khuôn cũng rẻ hơn, chi phí dụng cụ chỉ bằng một phần nhỏ so với khuôn ép phun.

Các sản phẩm từ công nghệ ép đùn nhựa

Các sản phẩm từ công nghệ ép đùn nhựa

Tương tự như ép phun, ép đùn là một quá trình gần như liên tục. Giúp giá của các bộ phận ép đùn rất thấp. Tuy nhiên, hình dạng các sản phẩm có tính chất liên tục. Chẳng hạn như tiết diện hình chữ T, chữ L, chữ U, tròn, vuông, Các ứng dụng điển hình như ống hút, ống dẫn nước, khuôn khuôn cửa sổ,…

Nguyên vật liệu

Hầu như bất kỳ loại nhựa nhiệt dẻo nào cũng có thể ứng dụng công nghệ sản xuất nhựa ép đùn, bao gồm:

  • Acrylic (PMMA)
  • Acrylonitrile butadien styren (ABS)
  • Polyamit (PA)
  • Polyetylen terephthalate glycol (PETG)
  • Polystyren (PS)
  • Polycacbonat (PC)
  • Polypropylen (PP)
  • Polyetylen (PE)
  • Polyvinyl clorua (PVC)

8. Đúc thổi

Đúc thổi là một kỹ thuật sản xuất nhựa dùng áp suất khí để ép nhựa nóng chảy đi vào khuôn tạo hình theo mong muốn.

Quy trình sản xuất

1. Cài đặt khuôn: Hạt nhựa được nấu chảy và đưa vào phôi.

2. Đúc nhựa: Phôi được kẹp vào miệng khuôn và được thổi phòng bằng khí áp suất cao cho đến khi đạt hình dạng bên trong khuôn.

3. Làm nguội và tháo khuôn: Chi tiết nhựa được làm nguội để thành phẩm rắn và tháo khỏi khuôn.

Đúc thôi hoạt động ở áp suất lớn hơn so với ép phun. Như vậy giúp giảm chi phí dụng cụ. Đúc thổi là quá trình được tự động hóa hoàn toàn giúp tăng năng suất, giảm nhân công, tiết kiệm chi phí sản xuất.

Đúc thổi là quy trình phổ biến tạo ra các sản phẩm nhựa rỗng ở quy mô lớn. Các ứng dụng điển hình như chai lọ, đồ chơi, linh kiện ô tô, phụ tùng công nghiệp, bao bì…

Nguyên vật liệu

Đúc thổi được gia công bằng các loại hạt nhựa nhiệt dẻo, ví dụ phổ biến nhất là:

  • Polyethylene terephthalate (PET)
  • Polypropylen (PP)
  • Polyvinyl clorua (PVC)
  • Polystyren (PS)
  • Polycacbonat (PC)
  • Acrylonitrile butadien styren (ABS)

9. Công nghệ in 3D

Các quy trình sản xuất nhựa không ngừng phát triển từ kỹ thuật này sang kỹ thuật khác. Tất cả nhờ cải tiến thiết bị, vật liệu và tính kinh tế.

In 3D là một tập hợp công nghệ mới nhưng đang phát triển nhanh chóng. Mở ra nhiều ứng dụng và đáp ứng quy mô sản xuất từ thấp đến trung bình. Chi phí sản xuất nhựa tiếp tục giảm.

Chi tiết về công nghệ in 3D xem thêm tại:

=> In 3D là gì?

Lời kết

Tin chắc rằng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu thêm về các công nghệ, kỹ thuật sản xuất nhựa phổ biến hiện nay. Truy cập https://ianfa.vn/ để cập nhiệt kiến thức hữu ích về nhựa mỗi ngày!

Tìm kiếm nhiều nhất
Hạt nhựa PBT giá hạt nhựa giá hạt nhựa hôm nay giá hạt nhựa thế giới giá nhựa giá hạt nhựa PVC giá hạt nhựa PE hôm nay hạt nhựa PE giá hạt nhựa PP giá hạt nhựa PVC hôm nay nhựa PA6 nhựa SAN giá hạt nhựa PE giá nhựa PP

Theo các số liệu thống kê thì hiện nay, các doanh nghiệp nhựa ở một số nước đã phân phối sản phẩm của mình sang Việt Nam để cạnh tranh. Vậy thị trường hạt nhựa [ppdate] biến động như thế...

2886 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Với sự phát triển của công nghiệp nhựa, nhiều sản phẩm ra đời từ các loại vật liệu khác nhau. Trong số đó, không thể không kể đến hạt nhựa PA66. Một loại nhựa kỹ thuật với những ưu điểm...

2318 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Giá hạt nhựa PP đang là yếu tố được nhiều đơn vị quan tâm nhất hiện nay. Bởi thực trạng thị trường tràn lan các đơn vị kinh doanh vật liệu nhựa hiện nay. Khiến người mua không khỏi băn...

2268 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Hạt nhựa tái sinh là vật liệu sản xuất được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Thế nên giá của loại hạt nhựa này là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong phạm vi bài viết này, Ianfa...

2241 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Hạt nhựa PE là một trong những vật liệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Dòng vật liệu này có nhiều đặc điểm vượt trội, và có mức giá rẻ hơn so với các loại nhựa khác. Hiện...

2155 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Hạt nhựa nguyên sinh được ứng dụng rộng rãi để tạo ra sản phẩm yêu cầu kỹ thuật cao. Hơn nữa, có nhiều loại hạt nhựa phổ biến trên thị trường. Vì vậy, giá nhựa nguyên sinh là vấn đề...

2115 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Nhựa PA6 (hay còn gọi là nylon) là loại nhựa kỹ thuật. Chúng được sử dụng chủ yếu trong các ứng dụng kỹ thuật có yêu cầu cao về tính chất vật lý và cơ học. Trong phạm vi bài...

1406 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Việc tái chế nhựa được xem như một hình thức thải rác thông thường nhưng đem lại nhiều lợi ích cho con người. Có thể kể đến như tiết kiệm nguyên liệu và giảm phát thải khí gây hiệu ứng...

1295 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Hạt nhựa nguyên sinh LLDPE chắc hẳn không còn là cái tên xa lạ nữa. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất trong ngành hạt nhựa. Đây là loại hạt nhựa nguyên sinh có nhiều...

1269 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Bạn sắp sửa thi công một hạng mục xây dựng và đang cần tìm hiểu giá xốp EPS cứng, xốp tôn nền, xốp nâng sàn tại khu vực Hà Nội? Xốp tôn nền, xốp EPS nâng sàn, xốp EPS cứng...

1209 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml