Báo giá hạt nhựa PMMA Nhựa MICA 9/2024

5/5 - (2 bình chọn)

Nhựa PMMA là một trong những chất liệu sở hữu rất nhiều tính ưu việt. Vì thế, nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Song nhựa PMMA là gì? Ưu và nhược điểm của nó như thế nào? Giá hạt PMMA hôm nay bao nhiêu tiền? Thì không phải ai cũng biết. Nếu bạn cũng đang đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên, thì đừng bỏ qua bài viết ngắn dưới đây của iANFA Việt Nam bạn nhé.

Tìm hiểu về hạt nhựa PMMA

Nhựa PMMA là gì?

PMMA có tên viết đầy đủ là Poly Methyl Methacrylate. Đặc điểm nổi bật của chất liệu nhựa này trong suốt, có tính dẻo. Vì thế, nó được thay thế cho thủy tinh. Khi được nung nóng ở nhiệt độ cao, chất liệu nhựa này sẽ chảy mềm thành chất lỏng. Tuy nhiên, khi để nguội chúng sẽ rắn lại một cách nhanh chóng.

Nhựa PMMA là gì?

Nhựa PMMA là gì?

Bên cạnh đó, người ta còn biết hạt PMMA với tên gọi là nhựa Acrylic, thủy tinh acrylic hoặc thủy tinh hữu cơ. Mặc dù là không phải là thủy tinh nhưng xét về mặt kỹ thuật, chất liệu nhựa này được đánh giá là tương đồng với thủy tinh.

Thông thường, PMMA được sử dụng dưới dạng miếng, tấm… Chúng sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật, điển hình như: Chịu được tác động lực tốt, độ chống trầy xước cao, khó vỡ, khả năng truyền sáng tốt. Vì thế, những đặc điểm trên chúng còn có thể được dùng để thay thế cho thủy tinh. Ngoài ra, loại nhựa này còn có giá thành cực rẻ, phù hợp với nhiều công trình có yêu cầu khả năng chống chịu cao. Khó vỡ mà không đòi hỏi độ cứng cáp.

Công thức phân tử của nhựa PMMA

Công thức phân tử của nhựa PMMA là (C5O2H8)n – Một loại chất dẻo từ axit meta acrylat. Chúng không có tác dụng với nước, rượu, dầu khoáng hay dầu thực vật.

Công thức phân tử của nhựa PMMA

Công thức phân tử của nhựa PMMA

  • Khối lượng mol: Thường được biến đổi khác nhau.
  • Khối lượng riêng: 1.18 g/cm3.
  • Điểm nóng chảy: 160 độ C.
  • Chiết suất: 1.4905 tại 589.3 nm.

Xem thêm: 9 Loại nhựa kỹ thuật Được sử dụng nhiều nhất 2023

Quy trình sản xuất nhựa PMMA

Thông thường, hạt PMMA được tạo ra thông qua quá trình trùng hợp gốc tự do của Metyl Metacrylat ở dạng khối. Hoặc trùng hợp huyền phù.

Điều kiện gia công hạt nhựa PMMA

Thông thường hạt Acrylic này thích hợp để xử lý bằng cách ép phun, ép đùn, đúc thổi đùn. Tạo hình và đúc nhiệt. Để có thể tránh được các khuyết tật bề mặt và vết phồng rộp trên bề mặt thành phẩm. Trước khi đưa vào sản xuất cần làm khô hạt nhựa. Mỗi phương pháp ép phun đều có những điều kiện riêng biệt, cụ thể:

Điều kiện gia công hạt nhựa PMMA

Điều kiện gia công hạt nhựa PMMA

Ép phun

  • Nhiệt độ nóng chảy: 200-250 °C.
  • Nhiệt độ khuôn: 40-80 °C.
  • Áp suất phun cao là điều thực sự cần thiết. Bởi vì đặc tính dòng chảy kém và có thể cần bơm chậm để có được dòng chảy chính xác.
  • Ứng suất bên trong có thể được loại bỏ bằng cách gia nhiệt ở 80 °C.

Ép đùn

  • Nhiệt độ đùn: 180-250 °C.
  • Nên sử dụng vít khử khí với tỷ lệ L / D 20-30.

Ngoài ra, nhựa PMMA có thể được hàn bằng tất cả các quá trình hàn nhựa như lưỡi cắt nóng. Khí nóng, siêu âm hay hàn quay. Nhờ tính trong suốt và độ cứng của nó PMMA cũng được sử dụng làm vật liệu in 3D. Nhưng nó yêu cầu nhiệt độ hơi cao, dễ bị vón lại hơn so với nhựa PLA. Sợi PMMA có nhiều màu sắc.

Những đặc điểm nổi bật của nhựa PMMA

Hiện nay, chất liệu nhựa này được sử dụng ở nhiều công trình và lĩnh vực khác nhau. Vì thế, nó cũng sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật, một trong những ưu điểm đó chính là:

  • Trọng lượng nhẹ hơn thủy tinh lên đến 40%. Nếu so với kính thông thường nó còn có độ bền cao hơn gấp 10 lần.
  • Khả năng chống mài mòn tốt, chịu được thời tiết khắc nghiệt. Bên cạnh đó, nhựa Acrylic này còn có thể kháng được cả axit loãng, muối, kiềm hay dung môi hữu cơ.
  • Khả năng lấy sáng rất tốt, lên đến 92%. Lý giải về điều này thì nhựa PMMA được cấu tạo từ các sợi polymer trong suốt. Cùng với đó là khả năng truyền sáng tốt. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất và điều chỉnh, khả năng truyền sáng lại giảm bớt đi.
  • Cũng như những chất liệu nhựa khác, nhựa thủy tinh acrylic không có khả năng chịu nhiệt cao, chỉ có thể chống chịu tốt từ 60-80 độ C.
  • Nhựa Acrylic có thể chống lại tia cực tím ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Khả năng dẫn truyền tia hồng ngoại thấp hơn so với thủy tinh. Đặc biệt, chúng không bị tác động bởi hóa chất kìm hoặc nước biển.

Ưu và nhược điểm của nhựa PMMA bạn nên biết

Cũng như những hạt nhựa chuyên dụng khác, PMMA cũng có những ưu và nhược điểm nhất định. Cụ thể như sau:

Ưu và nhược điểm của nhựa PMMA bạn nên biết

Ưu và nhược điểm của nhựa PMMA bạn nên biết

Ưu điểm

PMMA plastic sở hữu những tính chất giống như thủy tinh như: Độ trong, sáng, trong suốt, mờ. Cùng với đó là trọng lượng nhẹ chỉ bằng một nửa và khả năng chống va đập cao hơn gấp 10 lần. Do đó, nó chắc chắn hơn, vó ít rủi ro hư hỏng hơn. Ngoài ra, nó còn sở hữu một số ưu điểm nổi bật như sau:

Nhựa PMMA có độ truyền sáng cực tốt

PMMA có chỉ số khúc xạ là 1.49 nên nó có khả năng truyền ánh sáng cao. Lớp PMMA cho phép 92% ánh sang đi qua nó, nhiều hơn thủy tinh hay các loại nhựa khác. Những chất liệu nhựa này có thể dễ dàng được nhiệt luyện mà không làm giảm độ trong của quang học. So với polystyrene và polyethylene thì PMMA được khuyên dùng cho tất cả các ứng dụng ngoài trời. Nhờ tính ổn định với môi trường vượt trội của nó.

Độ cứng bề mặt vượt trội

PMMA là một loại nhựa nhiệt dẻo dai, bền và nhẹ. Thêm vào đó là khả năng chống xước tuyệt vời khi so sánh chúng với các loại polyme trong suốt khác. Nhưng vẫn kém hơn so với thủy tinh. Bên cạnh đó, chất liệu nhựa này còn có thể hút nước và độ ẩm thấp. Vì thế, các sản phẩm được tạo ra có độ ổn định kích thước rất tốt.

Xem thêm: Báo giá Hạt Màu Đen Nhựa Kỹ Thuật Cao 2/2023

Độ ổn định tia cực tím

Chất liệu nhựa này có khả năng chống lại tia cực tím, thời tiết cao. Đa số các polyme acrylic thương mại đều được thêm vào hoạt chất chống tia UV. Giúp chúng có khả năng chống chịu tốt khi tiếp xúc lâu với ánh sáng mặt trời. Chính vì thế, PMMA thích hợp cho các ứng dụng ngoài trời.

Khả năng kháng hóa chất cao

Nhựa Acrylic không bị ảnh hưởng bởi dung dịch nước của tất cả các hóa chất trong phòng thí nghiệm. Điển hình như: Chất tẩy rửa, axit vô cơ loáng, kiềm và hydrocacbon béo. Tuy nhiên, chúng không được khuyến khích sử dụng với hydrocacbon thơm, este, xeton được clo hóa hay khử trùng.

Ngoài ra, do PMMA tinh khiết. Nên đôi khí nó không thể đáp ứng được các yêu cầu trong một số ứng dụng nhất định. Các chất phụ gia hay chất độn được thêm vào trong quá trình sản xuất để nâng cao hơn các đặc tính của PMMA. Ví dụ điển hình nhất đó chính là: Khả năng kháng hóa chất, chống va đập, chống cháy, khuếch tán ánh sáng, lọc tia UV. Hay các hiệu ứng quan học.

Hạn chế của nhựa PMMA là gì?

Tuy PMMA sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật nhưng chất liệu nhựa này cũng có những hạn chế nhất định. Một trong những hạn chế đó phải nhắc đến:

  • Khả năng chống va đập kém.
  • Khả năng chịu nhiệt chỉ trong khoảng 80 độ C.
  • Cùng với đó là khả năng kháng hóa chất còn nhiều hạn chế. Dễ bị dung môi hữu cơ tấn công.
  • Chống mài mòn và mài mòn rất kém.
  • Có thể bị nứt khi chịu tải.

Nhựa PMMA có tái chế được không? Có độc hại không?

Có thể nói, PMMA là chất liệu nhựa có khả năng tương thích sinh học cao. Vì thế, chúng có thể tái chế 100% và không phân hủy sinh học. Hơn nữa, PMMA còn là nhựa nhóm 7 theo hệ thống mã nhận diện nhựa

Nhựa PMMA có tái chế được không? Có độc hại không?

Nhựa PMMA có tái chế được không? Có độc hại không?

Đặc biệt, nhựa PMMA còn có thể tái chế sử dụng nhiều lần. Quy trình tái chế nhựa này liên quan đến quá trình nhiệt phân. Trong đó, PMMA được đốt nóng ở nhiệt độ cực cao trong điều kiện không có oxy. Một quy trình khác liên quan đến việc khử phân tử PMMA thông qua việc sử dụng chì nóng chảy.

Nhằm thu được MMA monome có độ tinh khiết >98%. Song quy trình tái chế này không khả thi với môi trường do chì tạo ra các sản phẩm phụ có hại trong quá trình xử lý. Vì thế các nhà sản thường rất ít khi sử dụng phương pháp tái chế này.

Nhựa Acrylic tái chế được sử dụng để tạo thành các tấm và được ứng dụng trong xây dựng. Cụ thể là cho cửa sổ, cửa ra vào, ngành y tế, ngành quảng cáo và nhiều hơn nữa. Thêm vào đó, chất liệu nhựa này còn tương thích với tự nhiên, mô người. Đồng thời là thành phần thường xuyên của kính áp tròng trong quá khứ. Nó cũng được sử dụng để làm răng giả, thay thế xương.

Giữa nhựa PC và PMMA loại nào tốt hơn?

Nhựa PMMA, PC và thủy tinh đều là những vật liệu trong suốt. Trong đó PC và PMMA là những lựa chọn thay thế thích hợp nhất, chống đỡ cho thủy tinh. PMMA thường được sử dụng như một vật liệu nhẹ thay thế cho thủy tinh. Song, chất liệu nhựa này rỏ ra kém phù hợp hơn so với Polycarbonate nhờ khả năng chịu lực và chấp va đập thấp hơn.

Bên canh đó, PMMA ít có khả năng bị xước. Cũng như không bị ố vàng trong một khoảng thời gian. PMMA có độ truyền rất cao, độ rõ nét quang học tốt hơn so với PC. Nên nó là một lựa chọn thay thế tuyệt vời nhất cho các thiết bị quang học. Bởi nó ít gây ra những tổn hại cho các quy mô khi nó bị gãy.

Xem thêm: Vải không Dệt là gì? Vải không dệt bao nhiêu tiền?

Báo giá hạt nhựa PMMA Nhựa MICA 9/2024

Qua những chia sẻ trên, bạn đã biết nhựa PMMA là gì? Cũng như những ưu và nhược điểm vượt trội. Vậy giá nhựa PMMA hiện nay bao nhiêu tiền? Nó có thực sự quá đắt không? Cùng theo dõi bảng báo giá dưới đây để có thêm thông tin hữu ích bạn nhé.

STT
Quy Cách (mm)
Màu Sắc
Độ Dày (mm)
Trong kính
Màu Trong
Màu Đục
Màu sữa
11220 x 24402596636676
21220 x 24402.5717.5757.5797.5
32.8801841881
43858898938
541.144.0001.184.0001.224.000
64.51.286.5001.326.5001.366.500
74.81.373.0001.413.0001.453.000
851.431.0001.471.0001.511.000
961.717.0001.757.0001.797.000
1082.289.0002.329.0002.369.000
1192.575.0002.615.0002.655.000
12102.861.0002.901.0002.941.000
13123.433.0003.473.0003.513.000
14154.292.0004.332.0004.372.000
15185.150.0005.190.0005.230.000
16205.723.0005.763.0005.803.000
17257.773.0007.815.0007.855.000
18309.330.0009.370.0009.410.000

Tuy nhiên, bảng báo giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác giá hạt nhựa hôm nay hãy liên hệ trực tiếp đến hotline 0862 088862. Để nhận báo giá và ưu đãi hấp dẫn nhất.

Ứng dụng nổi bật của nhựa PMMA trong đời sống hàng ngày

Nhờ đặc tính trong suốt, trọng lượng nhẹ và độ dẻo dai tốt hơn so với thủy tinh. Nhựa PMMA đã trở nên phổ biến trong thế chiến thứ 2. Chúng được sử dụng rộng rãi để làm kính chắn gió, tán cây và tháp súng cho máy bay. Tiếp đó, là một số ứng dụng thương mại khác đã được phát triển cho PMMA như: Tấm lợp kính, thiết kế mặt dựng, quảng cáo, đèn pha ô tô…

Hiện nay, có rất nhiều loại lớp acrylic khác nhau được bày bán trên thị trường. Mỗi loại lại được ứng dụng trong một lĩnh vực khác nhau, điển hình như:

Ứng dụng nổi bật của nhựa PMMA trong đời sống hàng ngày

Ứng dụng nổi bật của nhựa PMMA trong đời sống hàng ngày

Kiến trúc và xây dựng

Nhờ tác động tuyệt vời của nó cùng khả năng chống tia cực tím. PMMA được sử dụng rộng rãi trong các cấu hình cửa sổ và cửa đi. Mái che, tấm panel, thiết kế mặt dựng… Nó có độ truyền ánh sáng và cách nhiệt tốt. Chính vì thế, nó là một lựa chọn phù hợp để xây dựng nhà xanh. Thậm chí nó còn được sử dụng để xây dựng bể cá thủy cung.

Tấm PMMA chiếu sáng được sử dụng để thiết kế đèn LED, giúp tối đa hóa tiềm năng phát sáng. Nó cũng được sử dụng để chế tạo đèn nhờ tính chất trong suốt và khả năng quang học của nó.

Ô tô và giao thông vận tải

Trong ứng dụng xe ô tô, PMMA được sử dụng trong cửa sổ ô tô, kính chắn gió, tấm nội ngoại thất, chắn bùn… Bên cạnh đó, nó còn được sử dụng trong vỏ đèn báo ô tô, vỏ đèn nội thất… Có thể nói, chất liệu nhựa này mở ra những khả năng thiết kế mới cho các nhà sản xuất ô tô. Bởi đặc tính cách âm, khả năng định hình vượt trội và độ cứng bề mặt tuyệt vời.

Điện tử

Nhờ có độ rõ nét quang học tuyệt vời, khả năng truyền ánh sáng cao, khả năng chống xước. PMMA được sử dụng rộng rãi trong màn hình TV LCD/LED. Máy tính xách tay, màng hình điện thoại thông minh cũng như màn hình thiết bị điện tử. PMMA còn được sử dụng trong các tấm pin mặt trời làm vật liệu che phủ với khả năng chống tia cực tím. Kèm theo đó là khả năng truyền sáng cao cho phép hiệu suất chuyển đổi năng lượng một cách tối ưu nhất.

Y tế và chăm sóc sức khỏe

Đây là vật liệu có độ tinh khiết cao, dễ làm sạch. Vì thế, nó thường được sử dụng để chế tạo tủ ấm, thiết bị kiểm nghiệm thuốc. Tủ bảo quản trong bệnh viện và phòng thí nghiệm nghiên cứu. Bên cạnh đó, do tính tương hợp sinh học cao, PMMA còn được sử dụng làm chất trám răng và xi măng xương.

Nội thất

Nhựa PMMA cung cấp các đặc tính ngoại lệ, điển hình như: Độ trong suốt, độ dẻo dai và tính thẩm mỹ để sản xuất ghế, bàn. Tủ bếp, bát đũa, thảm trải sàn… Dù ở bất cứ hình dạng nào, màu sắc hoặc hoàn thiện nào.

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng nhựa PMMA bạn nên biết

Mặc dù, nhựa PMMA có rất nhiều đặc tính nổi bật mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bạn nên chú ý một số điều như sau:

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng nhựa PMMA bạn nên biết

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng

Quá trình sấy khô

Tỷ lệ hút ẩm thường là 0.3%. Để có được độ bóng và trong suốt bề mặt, vật liệu cần phải làm khô. Nhiệt độ sấy phải thấp hơn nhiệt độ biến dạng từ 10-20 độ C. Sấy trong khoảng 2-8 giờ. Trong quá trình sấy khô không được tiếp xúc với không khí, cần phải được bảo quản trong phễu kín. Đồng thời, tránh để khô lâu để ảnh hưởng đến độ trong suốt của nhựa PMMA.

Khả năng tái chế

Nhựa PMMA có thể tái chế sử dụng nhiều lần. Song nếu tỷ lệ nguyên liệu tái chế quá cao hay nguyên liệu tái chế bị ô nhiễm. Thì chất lượng sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Độ bền nhiệt

Không nên để PMMA quá lâu trong thùng. Nếu không sẽ làm cho nguyên liệu bị biến chất và làm cho sản phẩm bị mốc, có màu vàng. Nếu nhiệt độ nóng chảy là 260 độ C, quan trọng hơn cả không nên để lưu trữ trong thùng quá 10 phút. Nếu nhiệt độ nóng chảy là 270 độ C, thời gian lưu trữ cũng không được vượt quá 8 phút.

Nhiệt độ khuôn

Việc kiểm soát nhiệt độ thùng chứa cần phải phù hợp với nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy thông thường trong khoảng 180 đến 275 độ C. Nhiệt độ khuôn sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt. Mức độ căng thẳng và độ ổn định kích thước của sản phẩm. Nhiệt độ khuôn cao hơn sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng bề mặt, cũng như giảm ứng suất bên trong. Nhiệt độ khuôn thường được đặt ở 60-90 độ C.

Mua nhựa PMMA ở đâu?

Hiện nay, nhựa PMMA thường được phân phối trên thị trường dưới dạng miếng, tấm hoặc hạt. Tại thị trường Việt Nam, PMMA còn được biết đến với tên gọi khác là nhựa MICA. Tuy chất liệu nhựa này được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng ít có người biết được rằng PMMA ở mỗi quốc gia sẽ có tên gọi khác nhau.

Vì thế, để có thể chọn mua hạt nhựa chính hãng giá tốt là điều không hề dễ. Nếu bạn đang tìm địa chỉ uy tín để mua PMMA nói riêng. Và các sản phẩm hạt nhựa chuyên dụng khác nói chung, có thể liên hệ đến iANFA Việt Nam. Một trong những địa chỉ chuyên cung cấp và phân phối hạt nhựa chuyên dụng. Chúng tôi không chỉ đảm bảo chất lượng sản phẩm, còn cam kết giá sản phẩm luôn tốt nhất. Vì thế, bạn có thể hoàn toàn an tâm khi chọn iANFA là nơi mua bán hạt nhựa.

Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết, chắc hẳn bạn đã biết nhựa PMMA là gì? ưu và nhược điểm cũng như giá PMMA hiện nay bao nhiêu tiền. Nếu bạn cần tham vấn chi tiết hơn nữa, vui lòng liên hệ đến hotline 0862 088862. Hoặc vui lòng truy cập vào website: https://ianfa.vn để có thêm thông tin hữu ích về nhựa bạn nhé.

Tìm kiếm nhiều nhất
Hạt nhựa PBT giá hạt nhựa giá hạt nhựa hôm nay giá hạt nhựa thế giới giá nhựa giá hạt nhựa PVC giá hạt nhựa PE hôm nay hạt nhựa PE giá hạt nhựa PP giá hạt nhựa PVC hôm nay nhựa PA6 nhựa SAN giá hạt nhựa PE giá nhựa PP

Theo các số liệu thống kê thì hiện nay, các doanh nghiệp nhựa ở một số nước đã phân phối sản phẩm của mình sang Việt Nam để cạnh tranh. Vậy thị trường hạt nhựa [ppdate] biến động như thế...

2934 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Với sự phát triển của công nghiệp nhựa, nhiều sản phẩm ra đời từ các loại vật liệu khác nhau. Trong số đó, không thể không kể đến hạt nhựa PA66. Một loại nhựa kỹ thuật với những ưu điểm...

2344 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Giá hạt nhựa PP đang là yếu tố được nhiều đơn vị quan tâm nhất hiện nay. Bởi thực trạng thị trường tràn lan các đơn vị kinh doanh vật liệu nhựa hiện nay. Khiến người mua không khỏi băn...

2313 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Hạt nhựa tái sinh là vật liệu sản xuất được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Thế nên giá của loại hạt nhựa này là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong phạm vi bài viết này, Ianfa...

2285 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Hạt nhựa PE là một trong những vật liệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Dòng vật liệu này có nhiều đặc điểm vượt trội, và có mức giá rẻ hơn so với các loại nhựa khác. Hiện...

2198 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Hạt nhựa nguyên sinh được ứng dụng rộng rãi để tạo ra sản phẩm yêu cầu kỹ thuật cao. Hơn nữa, có nhiều loại hạt nhựa phổ biến trên thị trường. Vì vậy, giá nhựa nguyên sinh là vấn đề...

2155 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Nhựa PA6 (hay còn gọi là nylon) là loại nhựa kỹ thuật. Chúng được sử dụng chủ yếu trong các ứng dụng kỹ thuật có yêu cầu cao về tính chất vật lý và cơ học. Trong phạm vi bài...

1441 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Việc tái chế nhựa được xem như một hình thức thải rác thông thường nhưng đem lại nhiều lợi ích cho con người. Có thể kể đến như tiết kiệm nguyên liệu và giảm phát thải khí gây hiệu ứng...

1336 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Hạt nhựa nguyên sinh LLDPE chắc hẳn không còn là cái tên xa lạ nữa. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất trong ngành hạt nhựa. Đây là loại hạt nhựa nguyên sinh có nhiều...

1297 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Bạn sắp sửa thi công một hạng mục xây dựng và đang cần tìm hiểu giá xốp EPS cứng, xốp tôn nền, xốp nâng sàn tại khu vực Hà Nội? Xốp tôn nền, xốp EPS nâng sàn, xốp EPS cứng...

1246 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml