Vải không Dệt là gì? Vải không dệt bao nhiêu tiền?

5/5 - (1 bình chọn)

Gần đây, vải không dệt đã trở nên quen thuộc và là xu hướng thời thượng trong thị trường vải. Nó đã và đang trở thành loại vải được người tiêu dùng, doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực sản xuất. Minh chứng cho điều này chính là nó đã và đang góp mặt trong nhiều ứng dụng trong đời sống hiện đại. Từ các công ty may túi môi trường, túi vải không dệt, công ty may mặc, dùng làm tấm lót giầy, trang trí… Dùng quấn và bảo vệ sản phẩm đồ gỗ cho việc xuất khẩu. May mặc đồng phục y khoa, khẩu trang y tế hay mặt nạ làm đẹp…

Mặc dù được ứng dụng khá rộng rãi, nhưng không phải ai cũng biết đến những đặc điểm, tính năng cũng như giá thành của vải không dệt. Vì thế, trong bài viết ngắn dưới đây, iANFA Việt Nam sẽ gửi đến bạn một số thông tin để giải đáp cho vấn đề này. Hãy cùng theo dõi và tìm hiểu bạn nhé.

Vải không dệt là chất liệu vải như thế nào?

Nói một cách dễ hiểu thì vải không dệt là loại vải được cấu tạo từ các hạt nhựa tổng hợp. Kết hợp với một số thành phần khác, chúng được liên kết với nhau bằng chất kết dính hoặc nhiệt cơ khí từ máy móc hiện đại. Sau đó trải qua một quy trình kéo thành sợi và kết hợp với nhau bằng những tấm vải mỏng nhẹ, xốp, cho độ bền cao. Mặc dù, quy trình sản xuất ra một tấm vải không dệt hoàn toàn không ứng dụng các biện pháp dệt vải như những loại vải khác.

Vải không dệt là chất liệu vải như thế nào?

Vải không dệt là chất liệu vải như thế nào?

Thực tế, để tạo ra một tấm vải không dệt chất lượng cao, vải sẽ được trộn một tỷ lệ phần trăm nhất định từ chính các loại vải tái chế khác. Dựa trên việc tính toán một cách khoa học. Ngoài ra, còn có một số loại vải không dệt có khả năng tái chế sau khi đã sử dụng.

Xem thêm: Báo giá Nhựa PA46 mới nhất tại Nhà Máy 1/2023

Vải không dệt trong tiếng Anh gọi là gì?

Nhìn chung, vải không dệt trong tiếng Anh được gọi với nhiều tên gọi khác nhau. Dưới đây là một số từ ngữ thường được sử dụng phổ biến để nhắc đến loại vải này. Hãy cùng tham khảo để có thêm thông tin hữu ích bạn nhé.

  • Vải không dệt: Dịch ra tiếng Anh là Nonwoven Fabric.
  • In vải không dệt: Nghĩa trong tiếng Anh là  Non – Woven Fabric Printing.
  • May vải không dệt có nghĩa là Sewing non – woven fabrics.

Vải không dệt cotton là gì?

Đây là loại vải được cấu tạo 100% từ sợi thiên nhiên. Do đó, chúng rất an toàn cho người sử dụng. Điểm cộng của dòng sản phẩm này chính là mỏng, nhẹ, mềm, thấm hút tốt. Đặc biệt là dễ phân hủy.

Vải không dệt chống thấm là gì?

Là loại vải được sử dụng để sản xuất khẩu trang, làm khăn ướt. Tính năng nổi bật của chất liệu vải này chính là khả năng chống thấm nước cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, nó còn có thể thấm hút dầu vải và khả năng lọc tuyệt đối các loại khí như: H2S, SO2, NH3, CO… Thoạt nhìn, bề mặt vải bóng, mịn. Nhất là dễ phân hủy, nên an toàn với sức khỏe của người sử dụng cũng như môi trường sống xung quanh.

Nhìn chung, đây là loại vải không dệt có khả năng chống thấm tốt. Không những thế nó còn có khả năng lọc khuẩn lên đến 99%. Do đó, sản phẩm này còn được biết đến với vai trò là loại vả có khả năng kháng khuẩn vượt trội. Thêm vào đó, giá cả của nó cũng khá phải chăng.

Băng keo vải không dệt là gì?

Đây là một sản phẩm được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp và đời sống hàng ngày hiện nay. Chính vì thế, chúng được sản xuất với nhiều kích thước khác nhau. Từ đó, có thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng Việt.

Các loại vải không dệt được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Qua những khái niệm cơ bản trên, chắc hẳn bạn đã biết vải không dệt là gì? Vậy trong loại vải này được phân ra những loại vải nào? Để có được đáp án cho câu trả lời này, cùng theo dõi tiếp bài viết bạn nhé.

Trên thị trường dệt may hiện nay, loại vải này được chia ra làm nhiều loại, mỗi loại vải không dệt đều có những đặc điểm khác nhau. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của một số vải không dệt được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Cùng theo dõi bạn nhé.

Các loại vải không dệt được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Các loại vải không dệt được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Vải không dệt Spunlace

Thuộc dòng sản phẩm được tạo ra từ việc sử dụng trực tiếp các miếng polyme và các xơ ngắn hay filament. Từ đó, tạo thành một mạng lưới sợi nhờ tác động của khí hoặc cơ học. Quá trình kéo sợi, đâm kim hoặc cán mỏng.

Vải không dệt liên kết nhiệt

Loại vải này được sản xuất theo quy trình, thêm chất liệu phụ dạng sợi hay dính vào mạng sợi. Sau đó, gia cố mạng thành vải bằng cách gia nhiệt và làm mát.

Vải không dệt Pulp Airlaid

Dòng sản phẩm này còn được biết đến với tên gọi là giấy không bụi hay vải không dệt khô. Chúng được sản xuất dựa trên công nghệ air-laid để có thể mở tấm ván sợi gỗ thành một trạng thái sợi duy nhất. Tiếp đó, sử dụng phương pháp dòng khí để kết tụ thành các sợi trên màn lưới, lưới sợi và gia cố thêm tạo thành vải.

Vải không dệt ướt

Loại vải này được sản xuất dựa trên quy trình sản xuất như sau:

  • Mở một nguyên liệu sợi được đặt trong môi trường nước thành các sợi đơn.
  • Sau đó, trộn đồng thời các nguyên liệu sợi khác nhau để tạo thành hỗn hợp sợi.
  • Cuối cùng, hỗn hợp này được chuyển đến cơ chế tạo màng và sợi ở trạng thái ướt được gia cố thành vải.

Vải không dệt Spunbond

Vải không dệt Spunbond được sản xuất theo quy trình như sau: ép đùn và kéo dài sợi polymer để tạo thành các sợi liên tục và kết thành lưới. Lưới này sau đó được xử lý thành vải nhờ phương pháp kết dính, liên kết nhiệt, cơ học và liên kết hóa học.

Sản phẩm vải Meltblown

Chất liệu vải này được sản xuất bằng cách đùn sợi polyme nóng chảy qua một khuôn thẳng có chứa hàng trăm lỗ nhỏ. Từ đó, tạo thành các sợi dài mỏng và được kéo căng và làm mát bằng cách cho không khí nóng đi qua khi chúng rơi từ khuôn thẳng. Tiếp đó, mạng lưới này được thổi vào một màn hình tập trung tạo thành vải không dệt tự liên kết và được lọc mịn. Thực tế, chất liệu vải này được thêm vào sợi spunbond để tạo thành lưới SM hoặc SMS.

Chất liệu vải không dệt dập kim

Là chất liệu vải dập kim là loại vải không dệt khô. Các sợi mịn được gia cố thành vải bằng cách đâm kim.

Vải không dệt Stitch

Vải không dệt stictch hay còn gọi là vải không dệt khâu – Một loại vải  khô. Quy trình sản xuất sử dụng cấu trúc vòng sợi dệt kim dọc để gia cố lưới sợi, lớp sợi, vật liệu không dệt. Hay kết hợp của chúng để tạo thành vải Stitch.

Xem thêm: Báo giá Hạt Nhựa PLA Polylactic Acid: Nhựa Nhiệt Dẻo 1/2023

Vậy vải không dệt được làm từ nguyên liệu gì?

Theo thông tin của một số tài liệu, thì chất liệu vải này được tạo ra khá ngẫu nhiên. Bởi một số vị khách lữ hành đi ngang qua sa mạc, để giữ chân không bị đau. Nên họ đã đặt một búi len lên trên dép để không gây đau khi đi trên sa mạc. Tiếp đó, các sợi đã được đan và cài vào với nhau thành một cấu trúc vải hoàn chỉnh. Dưới áp lực bàn chân, độ ẩm và nhiệt độ cao trong không khí.

Cho đến thế kỷ XIX thì nước Anh trở thành quốc gia đứng đầu trong việc sản xuất hàng dệt may. Trong quá trình này một lượng lớn chất xơ bị bỏ đi trong khi cắt. Điều này được phát hiện bởi một kỹ sư dệt may có tên Garnett. Từ đó, ông đã sáng chế ra một thiết bị đặc biệt dùng để cắt xơ thừa thành sợi. Dùng nó để làm ruột gối, chỉ sau một thời gian sau đó ông đã tìm hiểu và cải tiến nó bằng cách dính lại với nhau bằng keo kết dính. Đây chính là cột mốc đánh dấu cho sự phát triển của loại vải không dệt được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay.

Quy trình sản xuất vải không dệt

Thông thường, các loại vải không dệt được sản xuất bằng cách ghép các sợi nhỏ lại với nhau dưới dạng tờ hoặc mảng. Tiếp đó, buộc chúng lại bằng cơ học bằng các chất kết dính hoặc nhiệt và làm chảy chất kết dính lên web bằng cách tăng nhiệt độ. Và quy trình này được diễn ra với 4 bước cơ bản như sau:

Quy trình sản xuất vải không dệt

Quy trình sản xuất vải không dệt

Nguyên liệu cần có

  • Xơ cho công nghiệp giấy.
  • Xơ cho công nghiệp dệt.
  • Filament (Một dạng sợi công polyester cơ bản).

Bước 1: Tạo màng

Tạo màng bằng phương pháp ướt và phương pháp khí. Thông thường, nhà sản xuất sẽ sử dụng máy chải để tạo thành màng với các hệ máy chải bông, len, khí. Hoặc sử dụng phương pháp SB, MB, kéo màng tốc độ cao…

Bước 2: Xếp màng xơ

Ở bước này, nhà sản xuất sẽ xếp lớp ngang, kéo giãn, trộn, uốn màng xơ…

Bước 3: Liên kết màng xơ

Xuyên kim, làm rối thủy lực, hóa học, dùng sóng siêu âm, cán lá, kết dính nhiệt…

Bước 4: Xử lý hoàn tất

Tráng phủ, đốt, dập nổi, in và dát mỏng…

4 Đặc tính nổi bật của vải không dệt không phải ai cũng biết

Không chỉ đa dạng về kích thước, chất liệu vải này còn chinh phục khách hàng bởi một số đặc tính nổi bật. Một trong những đặc tính đó phải nhắc đến

Là vải không dệt nhưng vấn có thể thành tấm vải hoàn chỉnh

Điểm đặc biệt ở chất liệu vải này nằm chính ở tên gọi. Bởi chúng sẽ không có bất cứ quá trình dệt vải nào mà nó được hình thành trên cơ sở dùng các tác dụng nhiệt của máy móc hiện đại. Hay một số chất dung môi nhằm kết dính, liên kết lại các sợi riêng biệt với nhau. Từ đó, tạo thành tấm vải hoàn chỉnh mà không cần đến quá trình dệt.

Thân thiện với môi trường

4 Đặc tính nổi bật của vải không dệt không phải ai cũng biết

4 Đặc tính nổi bật của vải không dệt không phải ai cũng biết

Có thể nói, đây là loại vải được đánh giá là thân thiện và an toàn với người sử dụng cũng như môi trường xung quanh. Minh chứng rõ nhất chi điều này chính là các sản phẩm từ chất liệu vải nảy được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực trong thực tế.

Chất liệu vải này được sử dụng để tạo ra các vật dụng phải cần đến độ an toàn cao. Điển hình như: Khẩu trang, túi trà, túi đeo, băng vệ sinh, tã lót em bé… Thậm chí, nó còn được sử dụng để sản xuất những sản phẩm thường xuyên tiếp xúc với da của người dùng. Đặc biệt là da mặt, cần độ an toàn và tính thân thiện với người dùng cao. Dễ phân hủy sao khi sử dụng.

Màu sắc có tính đồng nhất cao

Đặc tính nổi bật này của vải không dệt là nhờ tính chất nổi bật của Polypropylene. Vì thế, màu sắc trên vải có được sự đồng nhất. Đây cũng là một trong những nguyên liệu vô cùng đặc biệt. Chúng đặc biệt ở chỗ không sản xuất thông qua quá trình dệt và nhuộm thông thường. Do đó, yếu tố màu sắc luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả mọi người. Bởi đa số người sử dụng đều lo lắng về vấn đề vải hoàn chỉnh sẽ bị loang, màu không đồng đều.

Tuy nhiên, bạn cũng không phải quá lo lắng về vấn đề này. Bởi ở chất liệu vải này sự nhất quán về màu sắc cao hơn so với các loại vải khác. Và dần trở thành điểm nổi bật của chất vải này. Để có thể kiểm tra sự đồng nhất về màu sắc của vải bằng mắt thường cũng khá đơn giản. Đó là đưa tấm vải ra nơi có nhiều ánh sáng như mặt trời là bạn có thể quan sát được sự sáng tối của vải.

Có thể in ấn trên tấm vải

Bên cạnh những đặc tính trên thì vải không dệt còn sở hữu một số đặc tính nổi bật khác. Một trong những đặc tính đó phải nhắc đến chính là nó cho phép việc in ấn trên bề mặt tấm vải. Do đó, nó được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Nhờ vậy, việc in ấn trên bề mặt vải là điều hoàn toàn không tránh khỏi. Tùy từng loại hình kinh doanh và nhu cầu sử dụng của mỗi người mà nội dung in ấn trên vải không có điểm khác nhau.

Tuy nhiên, với việc in ấn lên túi vải cũng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với những loại vải thông thường khác. Một trong những yêu cầu đó chính là kỹ năng xử lý chuyên nghiệp với chất liệu vải này. Từ đó, đảm bảo được độ dày của mực, màu sắc hợp lý để in lên trên bề mặt vải. Tạo ra hình ảnh tự nhiên với màu sắc và thiết kế vô cùng chuẩn và nâng cao tính thẩm mỹ. Nhất là các loại sản phẩm cần in nhiều màu sắc khác nhau.

Ưu và nhược điểm của vải không dệt

Cũng như những chất liệu vải khác.Chất liệu vải này cũng sở hữu những ưu và nhược điểm của riêng mình. Có lẽ vì thế mà nó đã và đang được đông đảo người dùng đón nhận. Vậy những ưu và nhược điểm đó là gì? Cùng tìm hiểu trong nội dung này bạn nhé

Ưu điểm

Có khả năng chịu lực vượt trội

Vải không dệt không chỉ chinh phục khách hàng bởi những đặc tính nổi bật. Mà nó còn gây sự chú ý với người tiêu dùng với khả năng chịu lực tốt hơn so với những loại vải thông thường khác. Không những thế nó còn nhẹ, thoáng khí, thấm hút tốt. Tùy nhu cầu sử dụng của từng sản phẩm có chất liệu từ vải này.

Giá thành rẻ

So với mặt bằng chung, thì giá vải không dệt rẻ hơn so với những nguyên liệu khác. Từ đó, giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí rất nhiều.

Nhược điểm

Mặc dù sở hữu rất nhiều ưu điểm và đặc tính nổi bật. Nhưng chúng cũng có những hạn chế nhất định. Điển hình như:

  • Tuổi thọ của vải không dệt không cao bởi nó có khả năng chống thấm hút tốt.
  • Dễ dàng phân hủy khi tiếp xúc với môi trường tự nhiên của nó.
  • Việc bảo quản chất liệu này khó hơn do nó dễ bị biến đổi tính chất khi gặp nước.

Vải không dệt có giặt được không?

Như đã nói ở trên, vải có khả năng chống thấm tốt. Vì thế, để ngấm nước trong thời gian dài thì tốt nhất bạn nên mang đi giặt sạch. Sau đó, hong khô để tránh xảy ra tình trạng ố vàng hoặc ẩm mốc trên vải. Chính điều này đã làm mất đi tính thẩm mỹ của thành phẩm, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

Vải không dệt có giặt được không?

Vải không dệt có giặt được không?

Theo đó, các loại vải có thể giặt giũ bình thường. Nhưng cần phải tranh vắt mạnh bởi nó sẽ làm biến dạng. Hơn nữa, nó còn khá thân thiện với môi trường và dễ dàng phân hủy. Vì thế, để bảo quản túi vải nên tránh tiếp xúc quá lâu với nước. Từ đó, giữ được chất lượng, độ bền ban đầu của thành phẩm.

Xem thêm: Báo giá Nhựa PA12 mới nhất tại Nhà Máy 1/2023

Vải không dệt bao nhiêu tiền?

Với những thông tin trên, bạn đã nắm bắt được vải không dệt là gì? Tính năng và những ưu nhược điểm của nó. Để giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về chất liệu vải này, dưới đây là bảng báo giá vải không dệt tại xưởng mới nhất. Cùng tham khảo bạn nhé.

STTMÀU SẮCĐỊNH LƯỢNGSỐ LƯỢNGĐVT ĐƠN GIÁ ( VNĐ)GHI CHÚ
1Màu Đen10 – 80g> 500Kg37,000 Tùy vào số lượng/ đơn hàng chúng tôi sẽ có giá tốt hơn.
2Màu Trắng37,500
3Vải Màu40,500
Đơn hàng từ 250Kg
1Màu Đen10 – 80grams< 500Kg38,000
2Màu Trắng38,500
3Vải Màu41,500

 Lưu ý: Bảng báo giá trên chưa bao gồm thuế VAT 10%.

1 KG vải không dệt bằng bao nhiêu mét?

Thực tế cho thấy, mỗi loại vải đều có độ dày, mỏng, khổ vải dài ngắn khác nhau. Chính vì thế, 1kg vải không dệt bao nhiêu mét cũng sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Ngoài ra, 1kg vải bao nhiêu mét còn phụ thuộc vào từng loại vải, khổ vải, định lượng.

Ví dụ như:

  • Vải dùng để làm khẩu trang y tế được định lượng là 25Kg. Khổ vải là 17cm là 235m/kg.
  • Dùng để sản xuất khẩu trang định lượng 30g khổ vải là 17cm sẽ rơi vào khoảng 196m/kg.

Ứng dụng

Với những tính năng nổi bật của mình, cùng với đó là giá thành rẻ. Nên vải không dệt được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt là:

Trong sản xuất khẩu trang y tế

Có thể nói, đây là một trong những ứng dụng tiêu biểu nhất của chất liệu vải này. Chất liệu vải được xem là nguyên liệu chính để tạo ra những chiếc khẩu trang y tế hoàn chỉnh. Cụ thể: Phần thân khẩu trang. Như các bạn đã biết khẩu trang thường có nhiều lớp. Chính vì thế, vải không dệt dùng làm khẩu trang cũng khá đa dạng. Có thể dùng làm lớp bên ngoài, vải lọc kháng khuẩn, vải ES…. Để làm các lớp bên trong. Tùy vào mục đích sản xuất và chủng loại khẩu trang mà bạn chọn loại vải sao cho phù hợp.

Trong ngành sản xuất khăn lạnh, khăn ướt

ứng dụng

ứng dụng

Ngoài những ứng dụng trong ngành sản xuất khẩu trang vải không dệt còn được sử dụng trong ngành sản xuất khăn lạnh, khăn ướt. Với những đặc tính ưu việt như: Ngậm hút nước tốt, bề mặt vải mềm, mịn, hoàn toàn không kích ứng da. Vải khăn ướt bi lớn, vải khăn ướt bi nhỏ, vải khăn ướt dạng lưới… đều là những loại vải phổ biến thường dùng nhất trong sản xuất khăn ướt.

Một số ứng dụng khác

Ngoài những ứng dụng trên, chất liệu vải này còn được sử dụng trong nhiều ngành khác trong cuộc sống hàng ngày. Điển hình như:

  • Ngành y – bảo hộ: Bởi đặc tính kháng khuẩn và mềm mịn của mình mà nó được ứng dụng hầu hết trong sản xuất đồ dùng y tế. Ví dụ như: Nón y tế, áo cách ly, áo phẫu thuật, tã lót em bé… Ngoài ra, chất liệu vải này còn được sử dụng làm quần áo bảo hộ lao động như: Quần áo chống cháy bảo hộ lao động, găng tay chống khói, găng tay chống bụi…
  • Ngành may mặc: Loại vải này được sử dụng để làm chăn, drap, nệm, gối và áo khoác mùa đông.Lót giày, đế giày, miếng đệm mũ, áo lót, đồ lót du lịch….
  • Ngoài ra, loại vải này còn được sử dụng rộng rãi trong sản xuất túi trà, túi shopping bảo vệ môi trường. Túi đựng tặng phẩm quảng cáo, album CD, khăn trải bàn, khăn ăn, khăn ướt dùng một lần, bao phủ vali…
  • Trong ngành hàng không: Chúng được dùng để làm đồ dùng nội thất máy bay, đồ dùng sử dụng một làn cho hành khách đòi hỏi vật liệu khó cháy, nhẹ và tiện dụng… Điều này cũng lý giải vì sao nó phủ sóng tính ứng dụng của mình trong ngành hàng không.

Lời kết

Bài viết trên được iANFA Việt Nam tổng hợp chi tiết về vải không dệt. Hy vọng nội dung được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về chất liệu vải này. Từ đó, có thể ứng dụng trong lĩnh vực của mình một cách hiệu quả nhất.

Tìm kiếm nhiều nhất
Hạt nhựa PBT giá hạt nhựa giá hạt nhựa hôm nay giá hạt nhựa thế giới giá nhựa giá hạt nhựa PVC giá hạt nhựa PE hôm nay hạt nhựa PE giá hạt nhựa PP giá hạt nhựa PVC hôm nay nhựa PA6 nhựa SAN giá hạt nhựa PE giá nhựa PP

Theo các số liệu thống kê thì hiện nay, các doanh nghiệp nhựa ở một số nước đã phân phối sản phẩm của mình sang Việt Nam để cạnh tranh. Vậy thị trường hạt nhựa [ppdate] biến động như thế...

2990 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Với sự phát triển của công nghiệp nhựa, nhiều sản phẩm ra đời từ các loại vật liệu khác nhau. Trong số đó, không thể không kể đến hạt nhựa PA66. Một loại nhựa kỹ thuật với những ưu điểm...

2380 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Giá hạt nhựa PP đang là yếu tố được nhiều đơn vị quan tâm nhất hiện nay. Bởi thực trạng thị trường tràn lan các đơn vị kinh doanh vật liệu nhựa hiện nay. Khiến người mua không khỏi băn...

2373 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Hạt nhựa tái sinh là vật liệu sản xuất được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Thế nên giá của loại hạt nhựa này là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong phạm vi bài viết này, Ianfa...

2333 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Hạt nhựa PE là một trong những vật liệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Dòng vật liệu này có nhiều đặc điểm vượt trội, và có mức giá rẻ hơn so với các loại nhựa khác. Hiện...

2256 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Hạt nhựa nguyên sinh được ứng dụng rộng rãi để tạo ra sản phẩm yêu cầu kỹ thuật cao. Hơn nữa, có nhiều loại hạt nhựa phổ biến trên thị trường. Vì vậy, giá nhựa nguyên sinh là vấn đề...

2207 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Nhựa PA6 (hay còn gọi là nylon) là loại nhựa kỹ thuật. Chúng được sử dụng chủ yếu trong các ứng dụng kỹ thuật có yêu cầu cao về tính chất vật lý và cơ học. Trong phạm vi bài...

1490 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Việc tái chế nhựa được xem như một hình thức thải rác thông thường nhưng đem lại nhiều lợi ích cho con người. Có thể kể đến như tiết kiệm nguyên liệu và giảm phát thải khí gây hiệu ứng...

1390 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Hạt nhựa nguyên sinh LLDPE chắc hẳn không còn là cái tên xa lạ nữa. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất trong ngành hạt nhựa. Đây là loại hạt nhựa nguyên sinh có nhiều...

1337 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Bạn sắp sửa thi công một hạng mục xây dựng và đang cần tìm hiểu giá xốp EPS cứng, xốp tôn nền, xốp nâng sàn tại khu vực Hà Nội? Xốp tôn nền, xốp EPS nâng sàn, xốp EPS cứng...

1298 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml